Bạn đang tìm cuốn sách nào ?
-
NẾU CHÚNG TA KHÔNG CHÁY LÊN
Tác giả: MA VĂN KHÁNG
NXB: NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Cuốn sách tập hợp 40 bài viết của Ma Văn Kháng đăng trên chuyên mục “Sinh hoạt đảng” của Tạp chí Xây dựng Đảng trong các năm 2019 - 2022, thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại, những vấn đề còn cần phải bàn đến trong công tác xây dựng Đảng. 40 bài viết là 40 câu chuyện xảy ra trong đời sống thực chất chứa bao suy tư, chiêm nghiệm của tác giả trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại, những vấn đề còn cần phải bàn đến trong công tác xây dựng Đảng như: trách nhiệm công dân; gương người tốt, việc tốt; nhận thức về lý tưởng của người vào Đảng; trách nhiệm, nghĩa vụ của người đảng viên; sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo; việc trọng dụng người tài đức; những biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của không ít cán bộ, đảng viên… Nhà văn từng chia sẻ: “Tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nguồn cảm hứng rất mạnh mẽ của bản thân mình. Tại sao nó lại cảm hứng? Thứ nhất là mình có niềm tin. Niềm tin vào chân lý, vì cái lý tưởng mình theo đuổi nên tạo hứng khởi”. Và đó có lẽ chính là động lực để ông tiếp tục lao động sáng tạo, tìm tòi, khám phá và cống hiến nhiệt huyết khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”. Những vấn đề thời sự của đất nước, dù đề cập đến những mặt trái của xã hội nhưng qua ngòi bút của nhà văn, lại được chuyển tải một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà sắc gọn, mạch lạc, cuốn hút và mang tính nhân văn sâu sắc, như GS. Phong Lê nhận định: “Không xu thời. Không a dua chính trị. Không xương xẩu, khô khan kiểu tuyên huấn… mà tự nhiên, nhuần nhị như không”. Đó là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh nhẹ nhàng mà sâu sắc về nhân cách, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, mà trên hết là cán bộ, đảng viên, qua đó mỗi người tự soi chiếu, chiêm nghiệm và thức tỉnh chính mình. Từ đó có ý thức tự tu dưỡng, trau dồi, rèn giũa, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, tổ chức đảng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp độc giả có thêm một góc nhìn về những vấn đề thời sự, xã hội của đất nước thông qua lăng kính của khoa học xã hội nhân văn như văn hóa học, triết học, tâm lý học…, qua đó góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
-
BĂN KHOĂN
Tác giả: KHÁI HƯNG
NXB: Nhà xuất bản Lao động
Băn Khoăn (bản in lần đầu năm 1943 lấy tên Thanh Đức) kể về Cảnh - cậu ấm của một gia đình tư sản “hai đời cự phú”. Cha Cảnh là Thanh Đức, một doanh nhân bậc nhất, muốn con cái của mình bứt phá lên bằng con đường học hành nghiêm túc. Ước muốn đó một nửa là tươi tốt, một nửa kia lờ mờ mang theo ham muốn thượng lưu của ông. Nhưng truyền thống cũ của gia đình đã phai lạt ở đời Thanh Đức và chính thức loãng đi đến thế hệ Cảnh, bỏ lại những khoảng hư vô. Cảnh thông minh, chăm chỉ và là một công tử quen đời sống ngăn nắp, rành rẽ. Thế rồi, chàng bỗng phá dỡ ngay cuộc sống đó để tự do chọn lựa, cuối cùng chàng chọn theo một ngả đời hưởng thụ, ong bướm, “sống chỉ một lần”. Nhưng cơ tâm của Cảnh không nông nổi, mà rất có kế hoạch, thậm chí đôi khi là quyết liệt trong bình lặng, như người ta săn sóc một đam mê, cho đến khi Cảnh gặp Hảo - một mối tình và cũng là một ván cược đạo đức cuối cùng, tạo ra một màn cao trào vô cùng kịch tính. Băn Khoăn nằm trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp Khái Hưng - thường được biết tới như một tinh tú của văn học Việt Nam trước 1945. Băn khoăn đã vút lên và vượt tầm khỏi toàn bộ những quan niệm thông thường về một tác phẩm mổ xẻ hay phê phán thế hệ “nho tàn”, mà đầy khách quan, lạnh lùng, tinh tế dựng lại một chân dung sinh động của thanh niên đời xưa, cả tốt, cả xấu, cả đức hạnh và tuyệt tình, còn nguyên những nét tương đồng với đời sống hôm nay và ngay bây giờ.
-
KẺ ĂN TRỘM NỤ HÔN
Tác giả: LÊ THỊ KIM SƠN
NXB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm 2024, tác giả Lê Thị Kim Sơn gặt hái nhiều thành công khi đạt giải A cuộc thi sáng tác văn học về lực lượng trinh sát ngoại tuyến, giải B cuộc thi sáng tác văn học về lực lượng Công an cơ sở do Bộ Công an tổ chức. Đầu năm nay, chị ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). Với 15 truyện ngắn, “Mùa xuân của mẹ” là những suy nghĩ, trăn trở về tình cảm gia đình. tap-truyen-mua-xua-cua-me-dd.jpg Tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” của tác giả Lê Thị Kim Sơn. Ảnh: N.K Mỗi câu chuyện là một phác họa về gia đình mà ở đó, chúng ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh dành cho người thân yêu, là hạnh phúc, là khổ đau, bi kịch. Mở đầu là truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” cũng là tựa đề của tập sách. Tác giả đã đưa bạn đọc đến với nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau với thông điệp “con cái chính là Tết của bố mẹ”. Tiếp đến, truyện ngắn “À ơi”, “Mẹ và con gái”, “Nghĩa tình”, “Vọng ngày” là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống gia đình mà chúng ta hay gặp hàng ngày. Nếu “À ơi” là câu chuyện của người mẹ bị mất trí nhớ, tình cảm dằn vặt giữa 2 người đàn ông thì “Mẹ và con gái” là những mâu thuẫn muôn thuở trong gia đình, giữa 2 thế hệ, khi chưa thật sự hiểu về nhau, chưa một lần nói chuyện thẳng thắn, cùng tâm sự để giải tỏa khúc mắc. Còn “Vọng ngày” lại là câu chuyện về tình cảm của 2 mẹ con đơn thân, sống nương tựa vào nhau. Những câu chuyện đan xen, mỗi trang sách lại mở ra một câu chuyện về cuộc sống gia đình, khiến cho chúng ta vừa đọc vừa suy ngẫm, vừa thêm trân quý tình cảm gia đình. Trong tập truyện này, Kim Sơn cũng thử sức với đề tài lịch sử với những tích truyện có sẵn được chị khai thác thêm nhiều khía cạnh và góc nhìn mới. Truyện ngắn “Vận nước” là câu chuyện nêu cao tinh thần yêu nước của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Mặc dù biết phạm quy tắc sẽ bị tội nặng nhưng vẫn nhất quyết “xin đánh”. Tình yêu nước còn được thể hiện qua truyện ngắn “Giấc mơ bầu trời” tái hiện lại những thời khắc chiến đấu khốc liệt của năm 1972. Ở tập truyện này, Kim Sơn vẫn giữ lối viết theo cảm xúc, nhẹ nhàng, tươi sáng nhưng cũng đủ khiến độc giả cùng đồng cảm, ngậm ngùi và cùng xót xa hơn cho từng nhân vật trong cuộc sống. Có thể nói, tình cảm gia đình, tình yêu nước, tình yêu lứa đôi đã xâu chuỗi 15 câu chuyện trong “Mùa xuân của mẹ” lại một cách tự nhiên. Giọng văn của Kim Sơn cứ tiến triển tự nhiên cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối, với những kết thúc có hậu, hoặc kết thúc theo hướng mở, giúp cho người đọc có thêm nhiều suy nghĩ về gia đình, về cuộc đời và giúp người đọc biết trân trọng hơn giá trị của cuộc sống.
-
ĐUỔI THEO CHÂN CÁT
Tác giả: NGÂN KIM
NXB: Nhà xuất bản Hồng Đức
-
CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG CHIẾN ĐI
Tác giả: NGUYỄN THỊ NAM
NXB: Nhà xuất bản Văn Học
Có thể nói , từng bài báo của Nguyễn Thị Nam được sắp xếp theo hệ thống các chủ đề đặt ra, có thể quý như những món ăn khoái khẩu của đời thường , thật là đặt sắc , đa dạng , gây ấn tượng mạnh mẽ , để lại dư vị lan tỏa , sâu lắng khó quên - dung dị mà tinh tế , tài hoa , lão thực ......
-
NHẬT KÝ CHE GUEVARA NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI CÙNG
Tác giả: HANOIBOOKS
NXB: NXB VĂN HỌC
Bolivia, hạ cánh xuống ngôi làng nhỏ La Higuera ở phía đông nam Bolivia. Ở đó, Che Guevara trông ốm yếu và rách rưới đang nằm trên sàn nhà lớp học của một trường học nhỏ, và chỉ vài giờ sau, ông bị hành quyết. Ông bị bắt trong một cuộc đọ súng ác liệt giữa nhóm Du kích quân còn lại của ông với Tiểu đoàn Biệt động quân số 2, thuộc Sư đoàn 8 do Joaquin Zenteno Anaya chỉ huy. Một đơn vị được huấn luyện bởi lính Mũ Nồi Xanh của Mỹ, cùng với sự trợ giúp của các đặc vụ CIA, trong số đó có Felix Rodriguez. Sách gồm 4 phần nội dung: Phần 1 là phân tích các sự kiện liên quan đến Che Guevara trước và trong thời kỳ ông hoạt động ở Bolivia. Những phân tích này dựa trên nhiều tài liệu, trong đó bao gồm cả những cuốn nhật ký của các thành viên trong đoàn Du kích quân tại Bolivia do Che Guevara lãnh đạo, gồm: nhật ký của Che, và 3 cuốn nhật ký của đồng đội Che: Rolando, Pombo và Braulio. Phần 2 tóm tắt các sự kiện liên quan diễn ra trong các tháng đó. Phần 3 là Nhật ký của Che. Phần 4 là một số hình ảnh về các nhân vật trong nhóm Du kích quân.
Sách được quan tâm nhiều
Những cuốn sách được mượn nhiều trong tháng
-
SỨC MẠNH NGÔN NGỮ NGOẠI GIAO CỦA TẬP CẬN BÌNH
Tác giả: TÔ CÁCH
Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Cuốn sách Sức Mạnh Ngôn Ngữ Ngoại Giao Của Tập Cận Bình PDF của tác giả Tô Cách là một tài liệu tham khảo quan trọng về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và vai trò của Tập Cận Bình trong hoạt động ngoại giao. Với bốn phần bao gồm Phần mở đầu, Phần hình ảnh ẩn dụ, Phần ngôn ngữ đời thường và Phần trích dẫn thơ văn, cuốn sách đưa ra các bài diễn văn, trả lời phỏng vấn của Tập Cận Bình trước công chúng và báo chí nước ngoài, được diễn giải kết hợp với bố cục tổng thể đổi mới lý luận và thành tựu thực tiễn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ Đại hội XVIII. Cuốn sách này cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về cách Tập Cận Bình sử dụng ngôn ngữ ngoại giao để thúc đẩy lợi ích quốc gia và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
-
CÓ MỘT PHI CÔNG NHƯ THẾ
Tác giả: NGUYỄN VĂN SỬU
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hồng Đức
-
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng đảng và nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh
Tác giả: NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Nhà xuất bản: Chưa có thông tin
-
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Tác giả: NHIỀU TÁC GIẢ
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 dưới góc nhìn của người nước ngoài: Gồm 3 phần: Những dự báo về sự thất bại tất yếu của Pháp tại Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ trong ký ức những người Pháp trực tiếp tham chiến; Điện Biên Phủ và chiến tranh Đông Dương từ góc nhìn của nhân dân Pháp và thế giới
-
Lịch sử ý nghĩa của những ngày lễ lớn trong văn hóa Việt Nam
Tác giả: THANH GIANG
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Dân trí
Lịch sử, ý nghĩa của những ngày lễ lớn trong văn hóa Việt Nam: Gồm các bài viết về ý nghĩa, lịch sử hình thành ngày lễ, những hoạt động kỷ niệm, ngày tết giúp mỗi cá nhân, gia đình hướng về tổ tiên, cội nguồn, gắn kết tình gia đình, thân tộc, cộng đồng, bồi đắp niềm tự hào dân tộc, truyền thống ông cha, tình yêu quê hương, đất nước
-
Đảng và Bác Hồ từ điện biên đến đại thắng mùa xuân 1975
Tác giả: LÊ TRUNG NGUYỆT
Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Nội dung cuốn sách được cấu trúc thành 8 phần với những sự kiện và văn bản lịch sử được tiếp cận theo trình tự thời gian và giới hạn không gian liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, xác định con đường cách mạng miền Nam, khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, kết hợp đánh với đàm, trận đánh Buôn Ma Thuột và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Với những sự kiện này, tác giả tập trung làm rõ những mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và sự chỉ đạo chiến lược cách mạng linh hoạt, quyết đoán, kịp thời của Đảng và Bác Hồ. Cuốn sách thực sự là một nén tâm nhang kính dân lên bàn thờ Tổ quốc để tưởng nhớ tới đồng bào, chiến sỹ, cán bộ và các bậc lão thành cách mạng đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; đồng thời là tài liệu tham khảo quý giá cho học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu và bạn đọc yêu thích lịch sử dân tộc Việt Nam.
-
NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tác giả: PHẠM VĂN ĐỒNG
Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Cuốn sách gồm ba phần trình bày những nhận thức của đồng chí Phạm Văn Đồng về quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời khái quát về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điểm giàu giá trị lý luận và thực tiễn của Người về con người, nhân dân và dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
-
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TẠO LỰC , LẬP THẾ , TRANH THỜI VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
Tác giả: TRỊNH ĐỨC HUY
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Cuốn sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tạo lực, lập thế, tranh thời và định hướng vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay" là một tài liệu quan trọng, nghiên cứu và phân tích sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách tập trung vào việc làm rõ các khái niệm "tạo lực", "lập thế", "tranh thời" và đưa ra những định hướng cụ thể để vận dụng những tư tưởng đó trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
-
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
Tác giả: ĐỖ HOÀNG LINH
Nhà xuất bản: NXB văn hóa thông tin
"Chủ tịch Hồ Chí Minh với cộng đồng các dân tộc" là một chủ đề rộng lớn, phản ánh sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Người trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nhiều cuốn sách, bài viết đã được xuất bản để làm rõ hơn về tư tưởng, tình cảm và những việc làm cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các dân tộc.
-
Sổ tay bút danh của chủ tịch HỒ CHÍ MINH
Tác giả: HÀ LAM DANH
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thanh Niên
"Sổ tay bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh" là một cuốn sách tập hợp các bút danh, bí danh, và các tên gọi khác mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng trong quá trình hoạt động cách mạng và sáng tác. Cuốn sách này giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Người, đồng thời tôn vinh những đóng góp của Người cho dân tộc.
-
TRÁI ĐẤT VÀ HỆ MẶT TRỜI
Tác giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thanh Niên
Ngay từ những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh, tổ tiên của chúng ta đã hướng cái nhìn lên bầu trời và chú ý tới quy luật chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao - trong số đó có cả những thiên thể chuyển động khác thường so với nền trời sao mà ngày nay chúng ta gọi là các hành tinh. Khi những chiếc kính thiên văn đầu tiên ra đời, các nhà thiên văn học của thế kỷ 17, 18 đã dành sự chú ý đầu tiên của mình cho chính những thiên thể đáng chú ý nhất này, để mang lại cho chúng ta những hiểu biết tổng quan và không thể thiếu về chính hệ hành tinh nơi chúng ta đang sống, cũng như những cái nhìn đầu tiên về chính vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Hơn 4 thế kỷ trôi qua kể từ khi Galileo Galilei lần đầu hướng ống kính của mình lên bầu trời, các nhà thiên văn ngày nay đã có thể nhìn sâu vào quá khứ của vũ trụ, quan sát những thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng, và xa hơn nữa là tới gần điểm khởi đầu của thời gian, khi những sao và thiên hà đầu tiên mới bắt đầu hình thành. Những quan sát đó cũng có thể kể cho chúng ta những câu chuyện về các lỗ đen hay những vụ nổ dữ dội và kỳ lạvốn không thể xảy ra trong vùng vũ trụ lân cận của chúng ta. Thế nhưng không vì thế mà Hệ Mặt Trời không còn là đối tượng đáng chú ý của khoa học. Vẫn còn rất nhiều bí ẩn trong Hệ Mặt Trời đang đợi được khám phá. Đồng thời, hiểu một cách sâu sắc về chính những hiện tượng đơn giản nhất đang diễn ra trong Hệ Mặt Trời, về lịch sử và tính chất của chính hành tinh chúng ta; về cách mà nó cho phép sự sống và nền văn minh xuất hiện, phát triển là một bước không thể thiếu để mở rộng cái nhìn của chúng ta vào vũ trụ, cũng như để hiểu hơn và chuẩn bị tốt hơn cho chính sự sống mà chúng ta đang tận hưởng.
-
TRÁI ĐẤT VÀ HỆ MẶT TRỜI
Tác giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thanh Niên
Ngay từ những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh, tổ tiên của chúng ta đã hướng cái nhìn lên bầu trời và chú ý tới quy luật chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao - trong số đó có cả những thiên thể chuyển động khác thường so với nền trời sao mà ngày nay chúng ta gọi là các hành tinh. Khi những chiếc kính thiên văn đầu tiên ra đời, các nhà thiên văn học của thế kỷ 17, 18 đã dành sự chú ý đầu tiên của mình cho chính những thiên thể đáng chú ý nhất này, để mang lại cho chúng ta những hiểu biết tổng quan và không thể thiếu về chính hệ hành tinh nơi chúng ta đang sống, cũng như những cái nhìn đầu tiên về chính vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Hơn 4 thế kỷ trôi qua kể từ khi Galileo Galilei lần đầu hướng ống kính của mình lên bầu trời, các nhà thiên văn ngày nay đã có thể nhìn sâu vào quá khứ của vũ trụ, quan sát những thiên hà cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng, và xa hơn nữa là tới gần điểm khởi đầu của thời gian, khi những sao và thiên hà đầu tiên mới bắt đầu hình thành. Những quan sát đó cũng có thể kể cho chúng ta những câu chuyện về các lỗ đen hay những vụ nổ dữ dội và kỳ lạvốn không thể xảy ra trong vùng vũ trụ lân cận của chúng ta. Thế nhưng không vì thế mà Hệ Mặt Trời không còn là đối tượng đáng chú ý của khoa học. Vẫn còn rất nhiều bí ẩn trong Hệ Mặt Trời đang đợi được khám phá. Đồng thời, hiểu một cách sâu sắc về chính những hiện tượng đơn giản nhất đang diễn ra trong Hệ Mặt Trời, về lịch sử và tính chất của chính hành tinh chúng ta; về cách mà nó cho phép sự sống và nền văn minh xuất hiện, phát triển là một bước không thể thiếu để mở rộng cái nhìn của chúng ta vào vũ trụ, cũng như để hiểu hơn và chuẩn bị tốt hơn cho chính sự sống mà chúng ta đang tận hưởng.